Skip to content

Nhu cầu chung => Giải pháp là “Hợp tác xã”???

Chung cư lập nhóm ‘săn’ đồ sạch chia nhau

– Một số người tại các khu chung cư, xóm trọ gần đây đứng ra lập nhóm để săn thực phẩm sạch. Mỗi người một loại, góp lại rồi chia nhau – cách làm này ít nhiều giúp họ tránh mua thực phẩm ở chợ.
Một lần mua rau cải ngoài chợ về ăn làm cả nhà đau bụng, chị Lê Thị Thu Hằng (ngụ tại một khu chung cư trên đường Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay từ đó, gia đình chị sợ tất cả các loại rau, củ, quả ở chợ. Chị phải nhờ người nhà rau xanh từ quê lên. Song ở quê, mọi người cũng chỉ trồng được vài ba loại, còn những thứ khác cũng phải đi mua.

Trong khi đó, ở cùng khu chung cư, những gia đình khác cũng vậy. Đồ ở quê gửi lên chỉ vài món, ăn chẳng hết mà lại không có món khác. Chuyện qua lại, mọi người quyết định lập nhóm để săn các loại thực phẩm sạch ở quê.
Cụ thể, các thành viên trong nhóm sẽ chịu trách nhiệm tìm và cung cấp một vài loại thực phẩm sạch ở quê rồi nhờ người nhà gửi lên thành phố đều đặn hàng tuần. “Hôm nào hàng lên, cả nhóm lại tụ tập chia nhau. Rau, củ quả thì có thể hàng đổi hàng, chứ gà, vịt, lợn… thì phải mua. Mua thì mua chứ mọi người hầu như chỉ bán với giá gốc, chẳng ai lấy tiền lời lãi”, chị Hằng nói.

Chị Hải Dương – một thành viên trong nhóm góp vui, giờ các gia đình hầu như có đủ các loại thực phẩm dùng hàng ngày, từ cọng hành, củ tỏi, rau xanh, hoa quả cho tới thịt gà, lợn, trứng, cá… không thiếu thức gì.

“Mẫu mã không đẹp nhưng đảm bảo hàng sạch, yên tâm. Hơn 4 tháng nay, từ khi tham gia nhóm săn thực phẩm sạch ở khu chung cư, tôi ít khi phải đi chợ mua đồ ăn. Các gia đình chia nhau lấy hàng để tủ lạnh ăn cả tuần. Cái được hơn cả là các gia đình giờ trở nên thân thiết, đoàn kết, sống vui vẻ với nhau hơn”, chị Dương cho hay.
Cùng chung cách làm, Tiến Dũng – sinh viên ĐH Thương Mại (Hà Nội), cho biết, xóm trọ chủ yếu đều là sinh viên, vì sợ thức ăn ở thành thị không đảm bảo nên gia đình gửi rất nhiều thực phẩm ở quê lên. Nhưng theo Dũng, hạn chế lớn nhất là ở quê có gì bố mẹ gửi lên cái đó. Có phòng suốt ngày ăn trứng, phòng khác thì cả tháng chỉ có cá với thịt… đôi khi ăn nhiều đến phát chán.

Để giải quyết tình trạng nhà thừa, nhà thiếu, cả xóm nảy ra ý tưởng trao đổi hàng với nhau. Bố mẹ gửi đồ lên đều được gộp chung lại, từ rau, trứng đến thịt, cá… thôi thì đủ cả, sau đó, chia đều mỗi phòng một ít.

“Để có đủ thực phẩm sạch ăn hàng ngày, tụi em cũng phải phân công nhau rõ ràng. Mỗi người một quê nên cứ gia đình ở quê trồng, nuôi được loại nào nhiều thì người đó phụ trách cung cấp loại đó cho cả xóm; hoặc nếu nhà không có mà biết nguồn cung đảm bảo cũng nên mua. Ai nhận rau quả thì đem nhiều, còn ai nhận thịt cá thì đem ít hơn để đảm bảo công bằng”, Dũng chia sẻ.

Không lập nhóm săn thực phẩm sạch giống như mọi người, nhưng chị Đặng Thị Tuyết (nhân viên truyền thông) cũng cho hay, ở công ty, ai có đồ sạch gửi từ quê lên sẽ thông báo lại cho mọi người. Ai có nhu cầu thì lấy. Hàng được bán với giá gốc. Mỗi người một loại nên có thể hàng đổi hàng, làm nguồn cung thực phẩm phong phú hơn.

Tuy hơi mất công nhưng đổi lại, thực phẩm luôn được đảm bảo sạch sẽ, không lo độc hại, giá cũng rẻ hơn nhiều so với ngoài chợ, chị Tuyết khoe.

Bảo Hân

Source: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/127368/chung-cu-lap-nhom–san–do-sach-chia-nhau.html (dated 17/6/2013)

Consumer protection in market for taxi services in Vietnam: Problems and Replies from authorities

Taxi dù ở Thủ đô sắp ‘hết cửa” làm ăn?

“Việc lái xe của một số DN thời gian gần đây đã dùng nhiều “chiêu trò” để “móc túi” hành khách là hình thức “khủng bố” đối với chất lượng dịch vụ vận tải hành khách trên địa bàn thủ đô Hà Nội”, ông Khuất Việt Hùng, Quyền Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết.

Theo ông Hùng, để xảy ra tình trạng trên là do các đơn vị taxi đang quản lý theo hình thức khoán cho lái xe.

Cụ thể, một số đơn vị kinh doanh chỉ đầu tư phương tiện, đăng ký kinh doanh rồi khoán trắng cho lái xe tự tung, tự tác. 

Các đơn vị này chỉ quan tâm đến doanh thu lái xe nộp về, chứ không quan tâm đến công tác quản lý và kiểm soát chất lượng.

Từ đó, dẫn tới người lái xe phải tự xoay sở bằng mọi cách để nộp đủ mức khoán và duy trì thu nhập đủ sống nên khó tránh khỏi hiện tượng một số lái xe thiếu đạo đức, gian lận tiền cước, “bắt chẹt” hành khách, chạy nhanh vượt ẩu, dừng đỗ bừa bãi…

Thực tế, hơn một năm trở lại đây, Hà Nội có đưa ra biện pháp dán tem taxi để chống xe ‘dù”. Theo ông Hùng, giải pháp này tuy hiệu quả nhưng để kiểm tra tem thật hay giả lại rất tốn công sức. 

Do vậy, lực lượng Thanh tra giao thông gặp rất nhiều khó khăn trong phát hiện và “thanh lọc” những đơn vị kinh doanh taxi chưa đúng quy định, bát chẹt khách.

Hiện nay, Nghị định 91, 93 của Chính phủ và Thông tư 14 của Bộ GTVT ban hành đã tạo điều kiện cấp phép rất dễ trong việc đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, đôi khi đây chính là kẽ hở dẫn đến việc số lượng xe taxi phát triển quá nhanh và hoạt động bát nháo. 

Về vấn đề này, ông Hùng cho rằng, cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép kinh doanh taxi thì cũng hoàn toàn có thể rút phép.

“Luật pháp có đủ quy định và đủ điều kiện để quản lý, nhưng quan trọng là có làm hay không? Bảo quản lý taxi khó, đương nhiên là khó, nhưng khó không có nghĩa là bất khả. Ở đây cần phải khẳng định, cơ quan quản lý Nhà nước đã làm tốt trách nhiệm công tác thanh tra, kiểm tra hay chưa bên cạnh việc cứ kêu ca doanh nghiệp và lái xe làm chưa đúng”, ông Hùng nói.

Cũng liên quan đến những “lỗ hổng” trong quản lý taxi, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó gián đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng, tới đây sẽ có quy định mỗi doanh nghiệp kinh doanh taxi phải có bao nhiêu xe thì mới được kinh doanh. 

Ngoài ra, xe dùng để kinh doanh taxi sẽ phải sơn màu theo quy định cũng như bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình…

Đặc biệt, để hoạt động taxi thủ đô đi vào khuôn khổ, ông Linh cho biết, Sở đã xây dựng một quy định về quản lý taxi để trình UBND TP phê duyệt. Trong đó, quy định quan trọng nhất là các hãng taxi phải lắp đồng hồ tính tiền có hoá đơn .

“Tới đây, người dân khi đi taxi nhớ lấy hoá đơn từ đồng hồ tính cước. Việc này sẽ khiến doanh nghiệp taxi làm ăn bát nháo không trốn được thuế, đồng thời nếu xảy ra việc gì thì hành khách sẽ dựa vào hoá đơn trên tay để biết được mình vừa đi hãng taxi nào, đi từ đâu đến đâu bao nhiêu km, biển số xe…”, ông Linh cho biết.

Vũ Điệp

Source: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/122058/taxi-du-o-thu-do-sap–het-cua–lam-an-.html (22/5/2013)

Những ‘quái chiêu’ móc túi khách của taxi Hà Nội

Một số lái xe đã dùng “chiêu” sử dụng điện thoại điều khiển đồng hồ cước hoặc dùng khóa mở cửa kính điện để điều khiển chíp được gắn trong đồng hồ…

Đủ loại mánh khoé

Chỉ trong vòng nửa tháng vừa qua, tại Hà Nội, hiện tượng ăn gian tiền cước của tài xế taxi liên tục xảy ra đối với khách nước ngoài hoặc người từ nơi khác đến.

Thực trạng này ít nhiều đã khiến khách đến Thủ đô có tâm lý lo ngại.

Cụ thể, vào các ngày 28/4 và 10/5, 2 lái xe của hãng Trung Việt, Thanh Nga đã có những hành vi “chặt chém” các du khách nước ngoài.

Ngay sau đó, các cơ quan chức năng đã tiến hành xin lỗi và yêu cầu doanh nghiệp có biện pháp răn đe tài xế để nâng cao chất lượng dịch vụ hoạt động taxi tại Hà Nội.

taxi, chắt chém, móc tuối, thanh tra, giao thông, Hà Nội

Đầu tháng 4 vừa qua tài xế taxi của hãng Trung Việt lắp thiết bị điều khiển từ xa làm sai lệch giá cước trên đồng hồ. Với việc lắp thiết bị này, nếu xe chạy với tốc độ 20 km một giờ thì chỉ cần di chuyển trong 1 km, giá cước sẽ bị đẩy lên 400.000 đồng –(Ảnh: KTĐT).

Điều đáng lo ngại là dù trong suốt thời gian qua lực lượng chức năng đã ra quân kiểm tra, xử lý với các sai phạm với nhiều cuộc thanh kiểm tra, nhưng hoạt động taxi ở Hà Nội vẫn không cải thiện được.

Theo Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, hiện nay, trên toàn thành phố có 117 doanh nghiệp được cấp phép và đang hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, với 17.000 phương tiện và 2.000 lái xe.

Tuy nhiên, qua các cuộc thanh kiểm tra thường xuyên, Thanh tra Bộ GTVT, Sở GTVT TP.Hà Nội đều đánh giá, trong số các đơn vị taxi trên, có quá ít hãng hoạt động nghiêm túc và chú trọng xây dựng thương hiệu, nâng cao phục vụ hành khách.

Ông Hoàng Văn Mạnh, Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, chỉ qua đợt kiểm tra sơ bộ các xe taxi, lực lượng Thanh tra đã phát hiện hàng loạt những “thủ thuật” gắn chíp điều chỉnh đồng hồ tính cước mới mà các lái xe đã “móc túi” hành khách.

Ông Mạnh dẫn chứng, ngay trong đợt kiểm tra ngày 8/5 vừa qua, lực lượng thanh tra đã lập biên bản 5 trường hợp lái xe gian lận cước của các hãng Ngọc Linh, Hương Lam, Sông Hồng, Trung Việt. Một số lái xe đã dùng “chiêu” sử dụng điện thoại điều khiển đồng hồ cước hoặc dùng khóa mở cửa kính điện để điều khiển chíp được gắn trong đồng hồ…

Lách luật để “chặt chém”

Theo ông Mạnh, hiện nay, ở Hà Nội hoạt động taxi phát triển quá manh mún.

Dẫn chứng, tại TP.HCM có 31 hãng xe với 15.000 xe, song ở Hà Nội số xe chỉ nhỉnh hơn chút (khoảng 17.000 xe) nhưng lại có tới 117 hãng.

Tính ra, mỗi hãng ở TP.HCM có tối thiểu cũng vài trăm xe, trong khi đó ở Hà Nội chỉ cần 5-10 xe cũng đã thành lập được hãng taxi.

taxi, chắt chém, móc tuối, thanh tra, giao thông, Hà Nội
Quá nhiều hãng taxi hoạt động đang khiến cho Hà Nội khó quản lý

Trước thực trạng này, ông Mạnh cho rằng, TP Hà Nội nên thu gọn xuống còn 50-60 hãng taxi để thuận tiện cho việc quản lý. Bởi, hiện nay các doanh nghiệp taxi chủ yếu bán cổ phần, cho thuê lôgô, tổng đài để…ăn chia phần trăm.

“Tình tạng này không chỉ gây khó khăn cho việc quản lý mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trốn thuế. Do các quy định về Luật doanh nghiệp, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ GTVT lại không cấm việc này”, ông Mạnh nói.

Đồng tình quan điểm với ông Mạnh, ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT nhìn nhận, sau mỗi đợt ra quân kiểm tra phát hiện rất nhiều vi phạm, nhưng vẫn không thể đưa taxi vào hoạt động quy củ, bởi doanh nghiệp đã có nhiều “mánh” để “lách” luật.

Theo ông Sỹ, khi đăng ký kinh doanh có thống kê số lượng xe taxi, nhưng nhiều hãng có vài ba chiếc đi gom góp, thuê phương tiện đeo thương hiệu và “bán cái” cũng xin thành lập hãng.

Mỗi xe mua thương hiệu chỉ cần đóng tiền thuế hàng tháng cho hãng, ăn chia phần trăm vì vậy mà nhiều doanh nghiệp không thống kê hết số xe.

Điều này tạo điều kiện cho hãng kiếm lợi nhuận và trốn thuế Nhà nước.

“Nghị định 91 và Thông tư 14 ban hành đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự chủ kinh doanh, nhưng trong hoạt động có một số điểm cần phải xem xét lại về cách thức kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước”, ông Sỹ cho biết.

Good policy intention does not mean a good actual impact: a case study

Khi ông Nghị lần nữa xin lỗi dân

Dù cho phiên họp QH ngày 21/5 nóng như chảo lửa với bộn bề vấn đề kinh tế – xã hội, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị vẫn quyết định gác lại để xuống làng cổ Đường Lâm – nơi hàng trăm hộ dân đang bức xúc vì sống khốn khổ trong lòng một di sản vốn là niềm tự hào của cả Hà Nội.

Cho đến trước cuộc gặp hôm qua, không phải người dân đã không có cơ hội tiếp xúc chính quyền để kêu lên nỗi khổ khi sống trong lòng di sản suốt 6 năm qua. Cuộc gặp giữa chính quyền cấp xã (UBND thị xã Sơn Tây) với đại diện 23 hộ dân được mời hôm 15/5 không làm thỏa lòng dân khi không có giải pháp khiến họ yên tâm.

Số hộ dân ký vào đơn xin trả lại danh hiệu di tích tăng lên từ ít thành nhiều (nay là 255 hộ) không chỉ còn giới hạn bức xúc đơn thuần của từng nhà, từng người nữa. 6 ngày sau, người đứng đầu thành phố Hà Nội đích thân xuống Đường Lâm, đi theo ông có cả lãnh đạo Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, những chuyên gia về văn hóa – di sản.

Hình ảnh những người dân làng cổ tay cầm tờ đơn đứng trên đường chờ người đứng đầu thành phố và đoàn công tác về thị sát không thể buộc ông Nghị, các cấp lãnh đạo sở, ngành có thể chần chừ trước những mâu thuẫn, bức xúc đang dồn ứ, không thể chỉ là đến để mà thị sát.

Ông Nghị và đoàn công tác đi thẳng đến nhà cổ của một người dân trong làng. Nhiều người dân ùa theo. Mọi người có quyền nói. Ai có bức xúc thì trình bày. Họ nghe, quan sát và để thấy bức xúc của dân là có thật và cũng thấm thía điều tréo ngoe là điều tưởng chừng tốt đẹp mang đến cho dân (phong tặng danh hiệu làng di sản và đang đứng trước cơ hội trở thành 1 trong 5 làng trên thế giới trở thành di sản UNESCO) hóa ra lại mang lại sự phiền toái, khốn khổ cho dân. Không phải lỗi của ý nguyện mang đến điều tốt đẹp. Lỗi ở chỗ bản thân cấp quản lý chưa chuẩn bị năng lực, kế hoạch bài bản cho thực thi điều tốt đẹp đó đến với dân. Quản lý di sản vì thế trở nên cứng nhắc.

Cho đến cuộc tiếp xúc hôm qua, “ngưỡng” chịu đựng của người dân làng cổ Đường Lâm cho thấy chính quyền vẫn còn cơ hội để sửa sai. Họ bức xúc nhưng vẫn còn giữ nguyên hình hài làng cổ cho niềm tự hào không chỉ của người dân Đường Lâm, vì họ tin vẫn còn có cơ hội, cho cả chính họ. Một di sản, khi đến tầm thế giới, cũng là cơ hội sống, làm ăn kinh tế cho người dân.

Bí thư Phạm Quang Nghị đã rất thiện chí khi cầu thị “mong người dân Đường Lâm tiếp tục phát huy trách nhiệm như trước”. Hơn cả, ông đã nói lời xin lỗi đến toàn thể những hộ dân vì các cấp chậm giải quyết bức xúc. Trước họ, đích thân ông chỉ đạo lãnh đạo các cấp phải nhanh chóng giải quyết bức xúc, không thể cứng nhắc giữ di sản mà không tính đến lợi ích của người dân, sai thì sửa, chưa tốt thì củng cố. Thậm chí, việc làm hồ sơ để UNESCO công nhận là di sản làng thế giới cũng bị đặt dưới ưu tiên ổn định cuộc sống của người dân.

Với câu chuyện Đường Lâm, ít nhất lãnh đạo Hà nội cũng như các sở, ngành đã có cơ hội lắng nghe và phát huy năng lực lắng nghe.

Với Bí thư Phạm Quang Nghị, đây không phải lần đầu tiên ông “xin lỗi” dân. “Xin lỗi” luôn là lời nói, cách thể hiện ứng xử giản dị nhưng văn minh nhất của con người. Người lãnh đạo có năng lực lắng nghe và xin lỗi trong những hoàn cảnh cần thiết, rút ra những điều chưa hợp lý để chỉnh sửa cũng là người có ứng xử văn hóa chính trị văn minh và khôn ngoan.

Nhưng mọi năng lực lắng nghe, sự cầu thị phải chuyển hóa thành những hành động quyết liệt. Người dân chờ đợi Bí thư hành động thực tiễn, thực sự gần dân, vì dân. Dân không mong gì hơn là có được một lãnh đạo như thế.

Law and Economics Case study: Public Investment in Vietnam

Nguyên PTT Vũ Khoan bàn về đầu tư công

Nguyên PTT Vũ Khoan bàn về đầu tư công

Tác giả: Vũ Khoan (*)

Bài đã được xuất bản.: 13/08/2011 06:00 GMT+7

Viết bài này, tôi không nghĩ mình là “người ngoài cuộc” mà phần nào đó còn là một “tội đồ” vì đã từng tham gia lãnh đạo Chính phủ nhưng bản thân chưa nhận thức được đầy đủ tình hình và chưa đóng góp hữu hiệu vào việc hạn chế, ngăn chặn tình trạng hao công tốn của khi đầu tư công không hiệu quả.

Nhằm thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, vấn đề cắt giảm đầu tư công đang được bàn luận sôi nổi. Đây là việc làm cần thiết không chỉ để kiềm chế lạm phát mà điều quan trọng hơn là góp phần tái cấu trúc nền kinh tế, làm cho nó có hiệu quả hơn. Nói một cách khác, câu chuyện không chỉ là giải pháp tình thế, cắt tỉa cái ngọn mà điều cơ bản là phương hướng lâu dài, xử lý tận gốc một trong những nguyên do đưa tới tình trạng kinh tế kém hiệu quả và bất ổn kinh tế vĩ mô.

Điểm lại từ ngày triển khai công cuộc đổi mới tới nay, nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều đợt đầu tư “theo phong trào”, nhiều “hội chứng đầu tư” đã xuất hiện. Nào là đua nhau đầu tư xây dựng nhà máy bia, thuốc lá, tiếp đến là xi măng lò đứng, mía đường, lắp ráp xe máy, sản xuất bột sắn, đánh bắt xa bờ, xây dựng cảng biển, khu công nghiệp và khu kinh tế, kể cả kinh tế cửa khẩu. Kế đến là bột giấy, cán thép, thủy điện nhỏ và vừa, khu nghỉ dưỡng, khu đô thị, “tận thu” khoáng sản, trường đại học, sân golf rồi sân bay…

Trong số các dự án đó, có phần do doanh nghiệp đầu tư nhưng một phần không nhỏ bắt nguồn từ đầu tư công của trung ương và địa phương lẫn doanh nghiệp nhà nước. Tiếc rằng, cho tới nay chưa thấy có công trình tổng kết nào phân tích rõ xem những dự án ấy hiệu quả tới đâu, lãng phí thế nào và đã tác động ra sao đến những bất ổn vĩ mô và làm cho nền kinh tế nước ta kém hiệu quả.

Viết bài này, tôi không nghĩ mình là “người ngoài cuộc” mà phần nào đó còn là một “tội đồ” vì đã từng tham gia lãnh đạo Chính phủ nhưng bản thân chưa nhận thức được đầy đủ tình hình và chưa đóng góp hữu hiệu vào việc hạn chế, ngăn chặn tình trạng hao công tốn của nói trên.
Nay ngẫm lại thấy muốn tránh lặp lại những biểu hiện “đầu tư theo phong trào”, những “hội chứng” như vừa qua, có lẽ nên trở lại một số cách tiếp cận cơ bản.

Phải ưu tiêu cho hiệu quả kinh tế

Cách hiểu sơ đẳng về kinh tế là với nguồn lực hạn hẹp cần làm sao đem lại hiệu quả cao nhất. Điều đó càng đúng với nước ta, một nước còn rất nghèo (cho dù đã đạt ngưỡng khởi điểm của nước có thu nhập trung bình): Nhà nước nghèo, từng địa phương nghèo, các doanh nghiệp, kể cả các tập đoàn cũng nghèo. Muốn cho nền kinh tế khả dĩ có hiệu quả thì không có cách nào khác là phải chọn lựa trình tự ưu tiên trong đầu tư; nhiều công trình tuy cần đấy song vẫn đành phải “nhịn”, chờ đến khi điều kiện cho phép mới đầu tư.

Thật buồn khi thấy những cái chợ được xây dựng khang trang trống rỗng, một số công trình văn hóa như bảo tàng, nhà hát, nhà văn hóa không sáng đèn hoặc vắng bóng khán giả, những bến cảng tàu vào ra lèo tèo, những đường bay thua lỗ triền miên, những trường đại học không tuyển đủ sinh viên… trong khi với số tiền đã bỏ ra để xây dựng chúng ta có thể giải quyết biết bao nhu cầu dân sinh bức bách khác.

Có ý kiến cho rằng, không nên chỉ chú trọng hiệu quả kinh tế mà phải tính đến hiệu quả chính trị, xã hội, sự phát triển các vùng miền…

Điều đó có thể đúng đối với địa phương này hay địa phương khác nhưng nếu xét trên tổng thể nền kinh tế thì những công trình không đem lại hiệu quả kinh tế sẽ làm cho nguồn lực quốc gia suy kiệt, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của cả nước nói chung, đó là chưa kể tới những tác hại về môi trường, lòng tin của người dân.

Nguyên nhân đẻ ra tình trạng trên có nhiều: nào là tâm lý muốn phát triển nhanh, nào là ý nguyện “công nghiệp hóa” bằng mọi giá, nào là cơ chế phân bổ nguồn vốn theo kiểu cào bằng và xin – cho, nào là tâm lý “nhiệm kỳ”, nào là những tính toán theo lợi ích ngành và địa phương, thậm chí cá nhân… Ở đây chỉ xin nhấn mạnh một số nguyên nhân liên quan tới tư duy kinh tế và cơ chế quản lý, phân cấp.

Cầu quyết định cung

Mọi người đều rõ, trong nền kinh tế thị trường thì “cầu” quyết định “cung”; vấn đề không chỉ là có thể làm gì mà chủ yếu là thị trường có cần và có khả năng tiêu thụ, sử dụng không. Về chuyện này chỉ xin lấy ra vài ba chuyện. Thứ nhất là chuyện xây cảng, trong đó có cảng nước sâu, cảng tầm cỡ quốc tế. Một điều không cần bàn cãi là nước ta có bờ biển dài, vận tải biển cần chiếm tỷ trọng cao, do đó cần xây dựng cảng biển; vấn đề chỉ là làm sao bảo đảm tính hiệu quả của chúng.
Muốn vậy thì địa hình (nước nông sâu) chưa đủ mà còn cần có địa thế thuận tiện (kể cả đường vào, đường ra bến cảng và các tuyến vận tải biển quốc tế) và nhất là nguồn hàng vào-ra dồi dào, năng lực quản lý tốt làm cho việc vận chuyển, bốc xếp vừa rẻ vừa nhanh, qua hàng trăm năm vận hành hiệu quả cao tạo thành thương hiệu nổi tiếng.

Có người nói nước ta có bờ biển dài, nằm gần đường vận tải biển quốc tế sôi động như vậy mà kém Singapore là không chấp nhận được! Hãy bình tâm xem lại trên thế giới biết bao nước có bờ biển còn dài hơn bờ biển nước ta nhiều, trình độ phát triển kinh tế cao hơn nhiều lần nhưng vì sao vẫn không có được các cảng biển tầm cỡ quốc tế; ngược lại nhiều cảng tầm cỡ toàn cầu lại nằm ở những vùng lãnh thổ khá hẹp như Singapore, Hồng Kông, Hà Lan…?

Malaysia đã từng bỏ ra nhiều tỉ đô la xây dựng cảng nước sâu rất hiện đại với kỳ vọng cạnh tranh với Singapore song đâu có thành? Xem như vậy thì chỉ cảng nào đáp ứng được cả năm yêu cầu nói trên mới thỏa mãn được khách hàng và trở thành cảng tầm cỡ quốc tế chứ không phải chỉ có địa hình, thậm chí địa thế thuận lợi là đủ.

Thứ đến là chuyện xây sân bay cũng không khác mấy. Tính hiệu quả của chúng tùy thuộc vào lượng hành khách và hàng hóa có đủ lớn không, mức thu nhập của hành khách đã tới mức chọn đường hàng không chưa? Cung đường có tiện lợi không? Dịch vụ có bảo đảm không?… Đó là chưa tính đến diện tích đất đai phải sử dụng và những hệ lụy về môi trường do sân bay gây ra nếu xây dựng tràn lan.

Những công trình không đem lại hiệu quả kinh tế sẽ làm cho nguồn lực quốc gia suy kiệt, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của cả nước nói chung, đó là chưa kể tới những tác hại về môi trường, lòng tin của người dân.

Tương tự như vậy, khi quyết định xây dựng các khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu trước hết cũng cần tính đến bên “cầu”, tức là lợi ích và khả năng của những người tới đó làm ăn.

Để những khu này hoạt động có hiệu quả thì cả ở “đầu vào” lẫn “đầu ra” đều cần hội đủ điều kiện cần thiết chứ không chỉ có hạ tầng cơ sở và cơ chế chính sách hấp dẫn trong nội khu (ngay những điều kiện này ở nước ta cũng còn kém so với nhiều nước khác).

Thâm Quyến, Chu Hải… ở Trung Quốc thành công là vì bên cạnh chúng có những bình ắc-quy dồi dào điện năng là Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan nạp vốn vào và tiêu thụ hàng hóa ra, điều mà Chu Lai, Chân Mây… không có được. Đó là chưa kể những khu kinh tế cửa khẩu đều nằm ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, đường sá khó khăn, dân cư thưa thớt và cực nghèo.

Tình trạng bên kia biên giới cũng không khác, thậm chí còn kém hơn thì lấy đâu ra nguồn lực để phát triển và lấy đâu ra thị trường để tiêu thụ? Ngoài ra còn tình trạng đầu tư dàn trải gần ba chục cửa khẩu, nơi nào cũng dở dang k hông ra mớ ra món gì; cơ chế, chính sách đối với các tỉnh biên giới lại chưa tạo động lực cho họ.

Lẫn lộn địa giới hành chính với không gian kinh tế

Việc đầu tư dàn trải kém hiệu quả, na ná như nhau còn liên quan tới sự lẫn lộn về khái niệm giữa địa giới hành chính và không gian kinh tế. Do cơ chế và lợi ích của địa phương, mỗi tỉnh đều muốn trở thành một thực thể kinh tế “hoàn chỉnh” nông – công nghiệp – dịch vụ đều có, kèm theo là trường đại học, bến cảng, sân bay, khu kinh tế…mặc dầu không hội đủ điều kiện.

Công nghiệp hóa đất nước không có nghĩa là tỉnh nào, huyện nào cũng công nghiệp hóa mà cần có sự phân công lao động hợp lý phù hợp với lợi thế của từng vùng. Trong khi đó, sự liên kết và quy hoạch vùng còn xa mới đáp ứng yêu cầu làm cho nguồn lực bị phân tán, trùng chéo, hiệu quả thấp, nền kinh tế nước nhà đã yếu càng yếu thêm.

Sở dĩ có tình trạng này một phần do sự lẫn lộn khái niệm, một phần khác do tâm lý địa phương chủ nghĩa, căn bệnh nhiệm kỳ và nhất là cách đánh giá thành tích, phân bổ ngân sách và vốn đầu tư từ trung ương đã thúc đẩy cuộc chạy đua về dự án, công trình, tốc độ tăng trưởng “GDP tỉnh-thành”.

Góp phần vào căn bệnh này còn có những khiếm khuyết trong khâu quy hoạch và phân cấp giữa trung ương và địa phương. Thực ra lâu nay ta đã có quy hoạch ngành và vùng lãnh thổ. Vấn đề chỉ là chất lượng quy hoạch: nhiều khi quy hoạch không đủ tầm nhìn, mới triển khai đã lạc hậu so với cuộc sống; quy hoạch ngành thường rất chậm so với quy hoạch vùng; tính đồng bộ không cao (tình trạng quá tải trên các quốc lộ và tỉnh lộ vận chuyển bauxite Lâm Đồng, đường vào các cảng ở Hải Phòng, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu… là những minh chứng gần đây nhất). Quy hoạch đã quan trọng, việc thực hiện quy hoạch còn quan trọng hơn nếu tính rằng, nhiều bản quy hoạch trong thực tế không được tuân thủ nghiêm ngặt, quy hoạch một đằng, thực thi một nẻo.

Kinh tế càng phát triển thì tất yếu phải phân cấp vì chính quyền trung ương dù mạnh đến đâu cũng không quán xuyến nổi, vả lại nhiều việc chỉ có địa phương mới nắm rõ và mới xử lý được. Theo hướng đó Chính phủ đã ra hẳn một nghị định về phân cấp song rõ ràng ở đây còn nhiều vấn đề cần được xử lý. Muốn phân cấp tốt thì quy hoạch và nhất là thực hiện quy hoạch phải nghiêm chỉnh. Việc quy định rạch ròi những lĩnh vực nào, công trình nào chỉ có trung ương mới được quyền xem xét, quyết định; lĩnh vực nào, công trình nào dành quyền cho địa phương là một yêu cầu bức bách. Câu chuyện cho nước ngoài thuê rừng vừa qua là một minh chứng mới về sự cần thiết làm rõ ranh giới này.

Bên cạnh đó cũng nên hình thành một danh mục tương đối rành rọt, cái gì Nhà nước đầu tư, cái gì để tư nhân đầu tư, cái gì công – tư kết hợp. Những khiếm khuyết trong luật ngân sách liên quan tới câu chuyện này cũng nên được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội. Để bảo đảm chất lượng phân cấp thì việc đào tạo, huấn luyện cán bộ địa phương đủ năng lực xử lý các vấn đề kinh tế – xã hội, môi trường, kỹ thuật phức tạp, mang tính liên ngành, liên vùng là một nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định. Đi đối với sự phân cấp có lẽ nên hình thành các quy định mang tính pháp quy và hình thức tổ chức về liên kết vùng – một điều rất yếu ở ta, ai cũng nhận thấy song khắc phục rất chậm.

Tóm lại, nếu như tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả là chủ trương nổi trội trong mươi năm tới thì tái cấu trúc chính sách đầu tư là khâu đầu tiên và mang tính then chốt. Chỉ có như vậy mới tránh được tình trạng thỉnh thoảng lại phải cắt giảm gây ra không ít lãng phí và nhiều vấn đề xã hội, làm cho nền kinh tế càng kém hiệu quả.

(Theo TBKTSG)
Nguon: http://vef.vn/2011-08-12-nguyen-ptt-vu-khoan-ban-ve-dau-tu-cong

Law and Economics: When the system fails…Tướng Nhanh lý giải việc CA liên tục “bị đánh”

Tướng Nhanh lý giải việc CA liên tục “bị đánh”
Cập nhật lúc 22/07/2011 10:05:00 AM (GMT+7)
“Nguyên nhân cơ bản dẫn đến gia tăng số vụ chống người thi hành công vụ trong thời gian vừa qua là do tình hình phạm pháp hình sự hiện nay, nhất là trong bộ phận thanh thiếu niên và một bộ phận đối tượng hình sự có biểu hiện coi thường pháp luật”, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, Giám đốc Công an Hà Nội trao đổi với VnMedia. VietNamNet trích đăng lại bài phỏng vấn này.

– Thưa Trung tướng, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội và cả nước liên tiếp xảy ra các vụ chống đối lại người thi hành công vụ, chủ yếu xảy ra với lực lượng công an. Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?

Theo thống kê của Bộ Công an, 6 tháng đầu năm 2011 cả nước đã xảy ra khá nhiều vụ các đối tượng chống lại người thi hành công vụ, chủ yếu là lực lượng công an (cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, công an phường…) gây nhức nhối dư luận và thương tích cho cán bộ công an.

Tôi cho rằng nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do tình hình phạm pháp hình sự hiện nay, nhất là trong bộ phận thanh thiếu niên và một bộ phận đối tượng hình sự có biểu hiện coi thường pháp luật. Đó là cái căn bản nhất dẫn đến việc gia tăng tình trạng chống người thi hành công vụ như thời gian vừa qua.

Thêm vào đó, hiện nay, việc xử lý hình sự của nước ta trong một số điều luật còn quá nhẹ, nhất là hành vi chống lại người thi hành công vụ. Khi tòa án xét xử một số vụ chống lại công an, tôi có nghe một số anh em báo cáo lại, một số vụ chống lại cảnh sát giao thông và cơ động thường là xử án treo hoặc xử phạt rất nhẹ nên không có đủ sức giáo dục và răn đe tội phạm.

Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến việc gia tăng các vụ chống lại người thi hành công vụ trong thời gian vừa qua là do giáo dục của xã hội, cộng đồng và mỗi gia đình còn kém. Có những học sinh, sinh viên ra đường đáng lẽ phải đội mũ bảo hiểm nhưng không đội, vi phạm pháp luật, khi các lực lượng chức năng thổi còi thì phải dừng lại chấp hành pháp luật, thậm chí phải nộp phạt nhưng đã không nộp phạt mà rằng xé, chửi bới lực lượng công an.

Điển hình nhất như báo chí nêu vụ ở TPHCM, một xe máy đèo 3 người trong đó có một cô gái nhuộm tóc, túm và tát vào mặt CSGT. Tôi cho hành vi đó phải bắt giam và xử phạt thật nặng, phải xử cho đến mức người ta cảm thấy sợ pháp luật thì thôi nhưng tôi rất ngại việc tòa án các cấp xử rất nhẹ đối với hành vi chống lại người thi hành công vụ.

Bản thân những người chống đối lại lực lượng thi hành công vụ đa phần là thanh niên, sinh viên các trường đại học. Ở đây tất nhiên là tôi chỉ nói một bộ phận hư hỏng thôi nhưng ra đường họ sẵn sàng trêu tròng công an, sẵn sàng xé áo, giật mũ của cảnh sát… Đây là những hành vi hết sức coi thường.

Tôi cho rằng, hình ảnh CSGT phải nhảy lên nóc capo là những hình ảnh hết sức phản cảm. Khi CSGT ra hiệu lệnh, đây là hiệu lệnh của pháp luật, đáng lẽ phải chấp hành, thế nhưng anh cố tình dùng taxi đâm vào người ta nên bắt buộc CSGT phải nhảy lên nóc capo, bấu vào gạt nước.

Tôi cho rằng những hành vi này, ngoài việc trừng trị theo pháp luật thì ý thức giáo dục của gia đình cộng đồng và lên án của xã hội còn ở mức độ. Đây là những nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng gia tăng số vụ chống người thi hành công vụ trong thời gian qua.
“Nguyên nhân cơ bản dẫn đến gia tăng số vụ chống người thi hành công vụ trong thời gian vừa qua là do tình hình phạm pháp hình sự hiện nay, nhất là trong bộ phận thanh thiếu niên và một bộ phận đối tượng hình sự có biểu hiện coi thường pháp luật”, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, Giám đốc Công an Hà Nội trao đổi với VnMedia. VietNamNet trích đăng lại bài phỏng vấn này.

– Thưa Trung tướng, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội và cả nước liên tiếp xảy ra các vụ chống đối lại người thi hành công vụ, chủ yếu xảy ra với lực lượng công an. Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?

Theo thống kê của Bộ Công an, 6 tháng đầu năm 2011 cả nước đã xảy ra khá nhiều vụ các đối tượng chống lại người thi hành công vụ, chủ yếu là lực lượng công an (cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, công an phường…) gây nhức nhối dư luận và thương tích cho cán bộ công an.

Tôi cho rằng nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do tình hình phạm pháp hình sự hiện nay, nhất là trong bộ phận thanh thiếu niên và một bộ phận đối tượng hình sự có biểu hiện coi thường pháp luật. Đó là cái căn bản nhất dẫn đến việc gia tăng tình trạng chống người thi hành công vụ như thời gian vừa qua.

Thêm vào đó, hiện nay, việc xử lý hình sự của nước ta trong một số điều luật còn quá nhẹ, nhất là hành vi chống lại người thi hành công vụ. Khi tòa án xét xử một số vụ chống lại công an, tôi có nghe một số anh em báo cáo lại, một số vụ chống lại cảnh sát giao thông và cơ động thường là xử án treo hoặc xử phạt rất nhẹ nên không có đủ sức giáo dục và răn đe tội phạm.

Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến việc gia tăng các vụ chống lại người thi hành công vụ trong thời gian vừa qua là do giáo dục của xã hội, cộng đồng và mỗi gia đình còn kém. Có những học sinh, sinh viên ra đường đáng lẽ phải đội mũ bảo hiểm nhưng không đội, vi phạm pháp luật, khi các lực lượng chức năng thổi còi thì phải dừng lại chấp hành pháp luật, thậm chí phải nộp phạt nhưng đã không nộp phạt mà rằng xé, chửi bới lực lượng công an.

Điển hình nhất như báo chí nêu vụ ở TPHCM, một xe máy đèo 3 người trong đó có một cô gái nhuộm tóc, túm và tát vào mặt CSGT. Tôi cho hành vi đó phải bắt giam và xử phạt thật nặng, phải xử cho đến mức người ta cảm thấy sợ pháp luật thì thôi nhưng tôi rất ngại việc tòa án các cấp xử rất nhẹ đối với hành vi chống lại người thi hành công vụ.

Bản thân những người chống đối lại lực lượng thi hành công vụ đa phần là thanh niên, sinh viên các trường đại học. Ở đây tất nhiên là tôi chỉ nói một bộ phận hư hỏng thôi nhưng ra đường họ sẵn sàng trêu tròng công an, sẵn sàng xé áo, giật mũ của cảnh sát… Đây là những hành vi hết sức coi thường.

Tôi cho rằng, hình ảnh CSGT phải nhảy lên nóc capo là những hình ảnh hết sức phản cảm. Khi CSGT ra hiệu lệnh, đây là hiệu lệnh của pháp luật, đáng lẽ phải chấp hành, thế nhưng anh cố tình dùng taxi đâm vào người ta nên bắt buộc CSGT phải nhảy lên nóc capo, bấu vào gạt nước.

Tôi cho rằng những hành vi này, ngoài việc trừng trị theo pháp luật thì ý thức giáo dục của gia đình cộng đồng và lên án của xã hội còn ở mức độ. Đây là những nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng gia tăng số vụ chống người thi hành công vụ trong thời gian qua.

Tuy nhiên, thưa Trung tướng, nhiều ý kiến cho rằng, chính cách cư xử không đẹp, thiếu tôn trọng của lực lượng cảnh sát, công an khi làm nhiệm vụ lâu ngày đã gây ức chế nên dẫn những việc không mong muốn như thời gian vừa qua. Ông nó sao về điều này?

Tất nhiên trong những vụ việc có thái độ cư xử của các cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động… Những việc anh em sai sót trong tác phong, trong ứng xử, gây nên vấn đề bức xúc cũng có. Nhưng khi chúng tôi phát hiện những sự việc như vậy, chúng tôi đã kiểm điểm và xử lý kỷ luật về ngành đối với những trường hợp mà tư thế, tác phong không đúng gây nên vấn đề bức xúc dẫn đến hành vi chống người thi hành công vụ.

Việc này chúng tôi có phân biệt chứ không phải tất cả vơ đũa cả nắm, đều là chống người thi hành công vụ. Có những vụ nếu lỗi do người thi hành công vụ gây nên thì việc đó không bị xử lý hình sự đối với người vi phạm mà ngược lại với cán bộ chiến sỹ trong ngành sẽ xử lý kỷ luật rất nghiêm.

Còn trong tất cả các vụ việc, với giáo dục chiến sỹ công an, chúng tôi cũng giáo dục chiến sỹ công an phải chấp hành hiệu lệnh, phải có tác phong thật tốt khi xử lý công việc và phải có các hành động, thái độ, lời nói không gây bức xúc cho người tham gia giao thông. Xử phạt là xử phạt, tư thế tác phong phải đúng mức, đúng hiệu lệnh, không gây những phản cảm, bức xúc để không có cớ cho người ta chống lại. Chúng tôi cũng rút kinh nghiệm và thường xuyên giáo dục như thế.

– Thưa Trung tướng, nhiều người khi bàn về các vụ CSGT bị hất lên nóc capo thường cho rằng, có nhiều vụ là do CSGT đứng sai vị trí. Ông nói sao về điều này?

Tôi cho rằng quy định của ngành công an, nhất là thông tư của Bộ đã có quy định rõ ràng về công tác kiểm tra, kiểm soát giao thông hết sức chặt chẽ. Trong quá trình làm nhiệm vụ đại bộ phận anh em chấp hành rất nghiêm túc. Cá biệt có một số vị trí đứng, tư thế, tác phong cũng cá biệt có trường hợp đứng chưa đúng vị trí. Thế nhưng không phải tất cả các vụ nhảy lên nóc capo là do vị trí sai mà là do hành vi cố tình của lái xe.

Tôi đã xem tất cả các vụ đó. Khi người ta nhảy lên nóc capo rồi nhưng lái xe không dừng mà còn điều khiển xe chạy, thậm chí 5 km, chạy vòng vèo hết đường phố này đường phố kia nhằm mục đích hất cảnh sát giao thông khỏi nắp xe, gây tai nạn cho người ta. Những hành vi đó là vi phạm pháp luật hết sức nghiêm trong chứ không phải vì việc người ta đứng sai vị trí hoặc việc này việc kia mà anh cố tình coi thường tính mạng của người thi hành công vụ.

Đương nhiên như tôi nói ở trên, những việc cán bộ, chiến sỹ đứng sai quy định, sai tư thế, tác phong đều bị xử lý kỷ luật, theo kỷ luật của ngành.
– Nhiều vụ chống đối lại lực lượng công an khi đang làm nhiệm vụ đã diễn ra nhưng chưa một vụ nào được đưa ra xét xử đúng mức để răn đe. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng chống người thi hành công vụ. Quan điểm của ông về việc này thế nào?

Tất cả các vụ chống lại người thi hành công vụ, theo chỉ đạo của Giám đốc Công an thành phố đều phải khởi tố và xử lý hình sự. Còn đương nhiên có phân biệt tình tiết giảm nhẹ. Những lỗi thuộc về người thi hành công vụ, những vụ như vậy người vi phạm sẽ chỉ bị xử lý hành chính. Còn nếu việc chống người thi hành công vụ do tội phạm gây ra thì phải xử lý hình sự, tức là phải khởi tố đưa ra tòa.

Tuy nhiên, hiện nay ngành tòa án và Viện kiểm sát xử lý chưa triệt để với hành vi này. Xử lý còn quá nhẹ so với hành vi chống người thi hành công vụ.

– Thưa Trung tướng, trước tình trạng gia tăng số vụ chống người thi hành công vụ, thời gian tới, Công an Hà Nội có biện pháp gì để hạn chế tình trạng trên?

Tôi đang chỉ đạo bằng mấy biện pháp, trong nội bộ phải giáo dục, chấn chỉnh cán bộ chiến sỹ về thái độ, tác phong, tư thế, điều lệnh. Khi tiếp xúc với nhân dân, người sai phạm thì phải có tính chuyên nghiệp trong vấn đề xử lý, vừa bảo vệ được tính mạng của mình, vừa thi hành được công vụ, vừa làm cho kỷ cương luật pháp được nghiêm.

Phần nội bộ chúng tôi đang chỉ đạo như vậy, nhất là yêu cầu cán bộ, chiến sỹ thực hiện nghiêm túc cuộc vận động của Bộ Công an về chấp hành nghiêm hiệu lệnh và làm đúng quy trình quy định về tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm.

Việc thứ 2 chúng tôi sẽ kiến nghị với các ngành pháp luật, trong đó có Viện kiểm sát, tòa án phải xử lý một cách hết sức nghiêm minh về pháp luật với hành vi chống lại người thi hành công vụ, gây thương tích, thậm chết người cho người thi hành công vụ.

Nhân đây tôi cũng đề nghị các ngành, các cấp và báo chí công luận lên tiếng, bảo vệ những người thi hành công vụ. Lên tiếng để tạo thành dư luận xã hội, lên án những người chống đối lực lượng thi hành công vụ.

Tôi hết sức bức xúc về những hành vi coi thường pháp luật chống người thi hành công vụ, ví dụ như vụ cô gái tát vào mặt CSGT ở TPHCM hay vụ ở Bình Dương người ta là hiệp sỹ tham gia với lực lượng công an luôn bị đe dọa, tấn công… những việc đó phải lên án và xử lý nghiêm minh.
Theo VnMedia

Source: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/31636/tuong-nhanh-ly-giai-viec-ca-lien-tuc–bi-danh-.html

Law and Economics: Luật ở trên trời và cuộc đời …Người mua bất động sản chấp nhận bị ‘cắt cổ’

Người mua bất động sản chấp nhận bị ‘cắt cổ’

Cập nhật lúc 12/07/2011 03:00:00 PM (GMT+7)
Do không thể tiếp cận được nguồn vốn vay ở các ngân hàng, nhiều cá nhân cũng như công ty đã tìm đến nguồn tín dụng đen như một giải pháp cứu nguy…

Chị Trần Thị Giang ở Ngọc Khánh (Hà Nội) cho biết, chị cần vay 400 triệu đồng trả nốt phần tiền mua nhà chung cư trả góp, nhưng đến rất nhiều ngân hàng gõ cửa đều bị từ chối.

Tại ngân hàng Đông Á, các nhân viên gợi ý nếu có cửa hàng thì chị nên chuyển sang vay diện dành cho người kinh doanh. Còn hiện tại, ngân hàng đang dừng cho cá nhân vay để mua nhà và xây dựng, sửa chữa nhà.

Còn chị Linh Chi ở Đống Đa lại cho biết, chị cũng mất cả tuần rồi cầm giấy tờ nhà đôn đáo đến mấy ngân hàng vay 1 tỷ đồng thanh toán tiền cho căn nhà mới mua nhưng không được.

“Tôi đến HDBank thì nhân viên ngân hàng này cho biết đang hạn chế cho vay bất động sản kinh doanh. Họ chỉ xem xét cho những hồ sơ vay mua nhà lần đầu. Quá cấp bách vì không vay được tiền trong khi hạn trả tiền nhà gần đến nên đành phải nhắm mắt vay nóng với lãi suất lên đến 9%/ tháng”, chị Chi nói.
Ngoài chị Giang, chị Chi cũng còn rất nhiều người khác nữa tìm đến các văn phòng bất động sản để vay vốn mua nhà như một giải pháp cấp bách để có thể sử dụng được căn nhà mà mình mong muốn khi các ngân hàng đồng loạt thắt chặt tín dụng đối với mặt hàng bất động sản.

Bên cạnh đó cũng đã có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh cần vốn nhanh cũng đã tìm đến nguồn tín dùng này, bất chấp nó có nhiều rủi ro.

Anh Thái Anh, giám đốc một công ty xây dựng tại Hà Nội cho biết, công ty anh cũng thường xuyên cần lượng tiền lớn để xoay vòng. Tuy nhiên, nhiều khi không lo đủ thủ tục để vay ngân hàng, mà nhờ cò lo giấy tờ thì cũng mất cho cò khoảng 5-6% số tiền vay, bằng vay nóng trên chợ đen nên nhiều khi anh đã phải nhờ tới tín dụng đen với lãi suất cao lên đến 9%/ tháng.

Trao đổi vấn đề này với ông Phạm Trung Hà, Tổng giám đốc công ty Hòa Phát Land, ông Hà cho rằng: Có hiện tượng vay nặng lãi tại các văn phòng bất động sản là do chính sách thắt chặt tín dụng, lãi suất từ các ngân hàng thương mại tăng lên. Thậm chí, các ngân hàng ngừng luôn không cho vay đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Khi đó xuất hiện nhiều cầu, ắt hẳn sẽ có cung.

Ông Hà cũng cho biết, việc các văn phòng môi giới BĐS thực hiện hành vi cho vay lãi là đã vượt quá chức năng nhiệm vụ.

Hơn nữa, việc cho vay lãi với mức lãi suất vượt quá quy định cũng là hành vi trái pháp luật, đây cũng là một hình thức cho vay nặng lãi và dễ dẫn đến nguy cơ người vay không đủ sức để gánh khoản lãi “cắt cổ” là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo khoản 1 điều 476 Bộ luật dân sự: Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Với mức lãi suất 3.000/ 1 triệu/1 ngày, tương đương 108%, (trong khi lãi suất cơ bản của NHNN là 9%), như vậy là phạm luật.

Đối với hành vi cho vay lãi nặng, nếu mức độ nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 163 – Bộ luật hình sự năm 1999 – Tội cho vay lãi nặng: “1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ 01 lần đến 10 lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm. 2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 01 lần đến 05 lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
K.Bang
Source: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/29279/nguoi-mua-bat-dong-san-chap-nhan-bi–cat-co-.html

Principles of Good Governance: European Perspectives

PRINCIPLES OF GOOD GOVERNANCE
Five principles underpin good governance and the changes proposed in this White Paper: openness, participation, accountability, effectiveness and coherence. Each principle is important for establishing more democratic governance. They underpin democracy and the rule of law in the Member States, but they apply to all levels of government – global, European, national, regional and local. They are particularly important for the Union in order to respond to the challenges highlighted in the preceding chapter.
· Openness. The Institutions should work in a more open manner. Together with the Member States, they should actively communicate about what the EU does and the decisions it takes. They should use language that is accessible and understandable for the general public. This is of particular importance in order to improve the confidence in complex institutions.
· Participation. The quality, relevance and effectiveness of EU policies depend on ensuring wide participation throughout the policy chain – from conception to implementation. Improved participation is likely create more confidence in the end result and in the Institutions which deliver policies. Participation crucially
depends on central governments following an inclusive approach when developing and implementing EU policies.
· Accountability. Roles in the legislative and executive processes need to be clearer. Each of the EU Institutions must explain and take responsibility for what it does in Europe. But there is also a need for greater clarity and responsibility from Member States and all those involved in developing and implementing EU policy at whatever level.
· Effectiveness. Policies must be effective and timely, delivering what is needed on the basis of clear objectives, an evaluation of future impact and, where available, of past experience. Effectiveness also depends on implementing EU policies in a proportionate manner and on taking decisions at the most appropriate level.
· Coherence. Policies and action must be coherent and easily understood. The need for coherence in the Union is increasing: the range of tasks has grown; enlargement will increase diversity; challenges such as climate and demographic change cross the boundaries of the sectoral policies on which the Union has been built; regional and local authorities are increasingly involved in EU policies. Coherence requires political leadership and a strong responsibility on the part of the Institutions to ensure a consistent approach within a complex system.
Each principle is important by itself. But they cannot be achieved through separate actions. Policies can no longer be effective unless they are prepared, implemented and enforced in a more inclusive way.
The application of these five principles reinforces those of
· proportionality and subsidiarity. From the conception of policy to its and the selection of the instruments used must be in proportion to the objectives pursued. This means that before launching an initiative, it is essential to check systematically (a) if public action is really necessary, (b) if the European level is the most appropriate one, and (c) if the measures chosen are proportionate to those objectives.
The Union is changing as well. Its agenda extends to foreign policy and defence, migration and the fight against crime. It is expanding to include new members. It will no longer be judged solely by its ability to remove barriers to trade or to complete an internal market; its legitimacy today depends on involvement and participation. This
means that the linear model of dispensing policies from above must be replaced by a virtuous circle, based on feedback, networks and involvement from policy creation to implementation at all levels.
implementation, the choice of the level at which action is taken (from EU to local)
Source: http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/site/en/com/2001/com2001_0428en01.pdf

Economics – ABC: Can thiệp và thị trường

Can thiệp và thị trường

Tác giả: Tư Giang

Bài đã được xuất bản.:
“Chúng tôi phải dùng những biện pháp hành chính để can thiệp thị trường”, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Ngọc Bảo đã thốt lên như vậy khi nói về những khó khăn khi điều hành chính sách tiền tệ trong nửa đầu năm nay.

Đã có hàng loạt những chính sách mang tính mệnh lệnh hành chính để quản lý các lĩnh vực tiền tệ như lãi suất, tín dụng, tỷ giá, vàng…

Tuy nhiên, sự thừa nhận đó đáng để nhắc lại khi nó được vị quan chức này nêu ra trước đông đảo các nhà kinh tế trong và ngoài nước, giới doanh nghiệp và báo chí trong một hội thảo do Văn phòng Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức tại Hà Nội đầu tuần này. Cách quản lý hành chính như vậy, trong bối cảnh như vừa qua, lại giúp ổn định thị trường tiền tệ, đặc biệt là tỷ giá.

Ông Bảo không phải là quan chức duy nhất thừa nhận công khai thực tế này. Bộ Công Thương, với trách nhiệm phải hạn chế nhập siêu, vốn là một trong những nguyên nhân gây bất ổn kinh tế, cũng chẳng ngại ngần gì đưa ra những can thiệp tương tự. Giấy phép nhập khẩu tự động; khai báo giá; giới hạn nhập khẩu ô tô, rượu, điện thoại và mỹ phẩm… là những chính sách mang đậm tính hành chính. Đại diện của bộ này nói trong buổi giao ban sáu tháng đầu năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì: “Biết thế nào được, chúng tôi sẽ tiếp tục phải hạn chế bất cập này (nhập siêu) bằng nhiều biện pháp, dù nhiều doanh nghiệp kêu”.

Rõ ràng, tình thế khẩn cấp đòi hỏi những hành động khẩn cấp. Đến một thể chế như Ngân hàng Thế giới cũng chia sẻ cách giải quyết này. “Tôi thấy những biện pháp đó (giới hạn nhập khẩu hàng xa xỉ tại ba cửa khẩu) cũng có thể chấp nhận được để xử lý hoàn cảnh này”, Giám đốc Ngân hàng Thế giới Victoria Kwakwa nói với các nhà báo sau khi nghe hàng loạt than phiền từ cộng đồng doanh nghiệp. Như nhận xét của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang đối mặt với vòng luẩn quẩn lạm phát – đồng tiền phá giá – lạm phát đã hình thành và khó phá vỡ. Thật đáng buồn, trong khi các nền kinh tế thế giới, hay ít nhất là ở Đông Á, đang dần ra khỏi khủng hoảng toàn cầu 2008-2009, thì đất nước này vẫn mắc kẹt trong tình trạng đó, kéo theo những biện pháp vừa gây bối rối cho các nhà quản lý, vừa gây lúng túng cho doanh nghiệp.
Những biểu hiện như trên, dù mới chỉ điểm sơ qua hai bộ, đã bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều kể từ đầu năm 2008. Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Lê Xuân Nghĩa nhớ lại, ngay từ lúc đó, một chuyên gia có uy tín ở Văn phòng Chính phủ đã nói, ông cảm thấy lo lắng rằng, mất mát về kinh tế có thể không lớn bằng mất mát về phương châm điều hành. Đó là quay lại các công cụ hành chính mà nền kinh tế này đã cố thoát ra được nhờ đổi mới. Những gì diễn ra gần đây, theo ông Nghĩa, chứng minh lo ngại của chuyên gia trên. Cũng tại hội nghị trên ông Nghĩa nói: “Bất ổn kinh tế vĩ mô kéo theo nhiều vấn đề về cách thức điều hành. Lạm dụng công cụ hành chính và đình trệ chương trình cải cách. Giờ không ai dám nói cổ phần hóa, tái cấu trúc tập đoàn, không ai dám nói minh bạch hóa tài chính công, nhất là trong các tập đoàn”.

Biện pháp hành chính, ở góc độ khác lại là cơ hội phát sinh tình trạng tiêu cực trong một số lĩnh vực. Là một trong những người biết tường tận hệ thống ngân hàng, ông Nghĩa nói thẳng: “Các ngân hàng thương mại giờ lại thích công cụ hành chính vì dễ trốn, dễ vô hiệu hóa nó. Trần lãi suất, hạn mức tín dụng nói vậy mà không phải vậy. Nếu (Ngân hàng Nhà nước) muốn sử dụng công cụ thị trường là họ phản đối vì không trốn tránh được. Chưa bao giờ mà hệ thống tài chính bị tàn phá về đạo đức như thế”. Kinh tế vĩ mô, dù thế nào đi nữa, rồi cũng sẽ ổn định trở lại. Song sự thành công đó sẽ trả giá không ít bởi danh sách dài dằng dặc các biện pháp hành chính trong đủ mọi lĩnh vực, mà phần nhiều trong số đó đi ngược lại nền “kinh tế thị trường” mà Việt Nam theo đuổi. Ông Nghĩa nói: “Đó là nguy cơ chúng ta còn tiếp tục phải giải quyết trong những năm tới”.

(TBKTSG)
Source: http://vef.vn/2011-07-02-can-thiep-va-thi-truong

When the legal system fails: Hơn 20 nghi phạm đập phá bệnh viện bị bắt

Hơn 20 nghi phạm đập phá bệnh viện bị bắt
Thứ sáu, 1/7/2011, 00:18 GMT+7
Sau một đêm bị đập phá, Bệnh viện Đa khoa Năm Căn ở Cà Mau gần như tê liệt. 24 người liên quan đã bị bắt giữ vì gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ…
Chiều 30/6, đại tá Nguyễn Văn Tươi – Phó Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau – cho biết liên quan đến vụ đập phá Bệnh viện Đa khoa huyện Năm Căn, công an đã bắt giữ 24 nghi phạm phục vụ điều tra về các hành vi: cưỡng đoạt tài sản, chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng.

Vụ việc bắt đầu từ tối 29 đến rạng sáng 30/6 khi một số người xúi giục gia đình bệnh nhân tử vong mang xác Dương Thu Hiền đặt trước cổng Bệnh viện Đa khoa Năm Căn vì cho rằng bác sĩ tắc trách làm thiếu nữ 16 tuổi này chết oan. Một số người quá khích đã xông vào các khoa phòng để “xử” bác sĩ khiến bàn ghế xô đổ, cửa kính bị đập vỡ tung.
Thấy đám đông manh động, các thầy thuốc phải giả dạng bệnh nhân nằm im trên giường bệnh hoặc tìm cách thoát thân. Ngay trong đêm, ông Huỳnh Trung Kiên – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau đã cho xe cứu thương chuyển 13 bệnh nặng đang thở ôxy ở đây sang điều trị ở Bệnh viện huyện Cái Nước. Hàng chục bệnh nhân khác đã hoảng loạn tìm cách chạy thoát thân, tìm đến các bệnh viện lân cận.

Đập phá bệnh viện tan hoang, hàng chục người kéo đến nhà bác sĩ Trần Thiện Thanh (Giám đốc Bệnh viện Năm Căn) và bác sĩ Nguyễn Duy Tú (Phó Khoa sản) đập nát cửa sắt, xông vào nhà hủy hoại nhiều tài sản có giá trị. Chiếc tủ sắt của gia đình bác sĩ Thanh cũng bị cạy tung, tiền vàng bị mất sạch trong đêm. Thấy tính mạng bị uy hiếp, gia đình hai bác sĩ đã đi ngả sau bỏ trốn.
Chưa dừng lại ở đó, hàng chục người còn đưa quan tài của thiếu nữ vào sân UBND huyện Năm Căn để la hét, bật rượu uống. Theo đại tá Tươi, sau khi công an vào cuộc vây ráp bắt giữ những kẻ manh động, sáng 30/6 gia đình cô gái xấu số đã đồng ý đưa quan tài về nhà tổ chức an táng, đám đông được giải tán. Công an huyện Năm Căn đang điều tra để làm rõ những kẻ tham gia kích động gây rối, đập phá tài sản của cá nhân, đơn vị để xử lý nghiêm theo pháp luật.

Liên quan đến cái chết của Hiền, nam thanh niên Lê Quốc Lơ ở xã Hàm Rồng, huyện Năn Căn tiếp tục bị tạm giữ hình sự. Làm việc với cơ quan điều tra Lơ khai rằng đêm 28/6, sau khi hát karaoke Lơ đưa Hiền về ngang sân bay Năm Căn đã nảy sinh ý định giao cấu. Hiền nhảy xuống xe đang chạy nên chấn thương. Lơ kéo Hiền vào bụi rậm sờ soạng nhưng không quan hệ tình dục được.

Đến 3h sáng 29/6 người dân ấp Sa Pô, thị trấn Năm Căn thấy Hiền nằm bất tỉnh ngoài đường nên đưa vào nhà sơ cứu nhưng nạn nhân hôn mê. Cô gái được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Năm Căn vào 8h sáng nhưng đến rạng sáng hôm sau đã tử vong vì chấn thương sọ não.

Về trách nhiệm của bệnh viện trong cái chết của Hiền, bác sĩ Nguyễn Trung Kiên – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau – cho biết, bác sĩ cùng điều dưỡng của kịp trực hôm ấy đã bị tạm đình chỉ công tác để làm rõ trách nhiệm của từng người gồm ông Nguyễn Duy Tú và hai điều dưỡng Tô Minh Phước, Hồ Minh Cảnh.

Còn theo bác sĩ Phan Văn Hiền – Phó Giám đốc Bệnh viện Năm Căn, trong vụ này bác sĩ trực có sơ sót là không chụp X-quang đầu, siêu âm tổng quát. Phó Giám đốc còn lại của bệnh viện là ông Tô Văn Mứng thì cho hay bác sĩ trực khám cận lâm sàng còn thiếu, chưa toàn diện nên cần phải rút kinh nghiệm, xem đây là bài học lớn trong công tác điều trị.

Thiên Phước
Source: http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/07/hon-20-nghi-pham-dap-pha-benh-vien-bi-bat/

‘Bắt đền’ bệnh viện về cái chết của thiếu nữ 16 tuổi
Thứ năm, 30/6/2011
Hiền vào viện sáng 28/6 trong tình trạng hôn mê nhưng bác sĩ Bệnh viện đa khoa Năm Căn không chuyển lên tuyến trên. Sáng hôm sau thiếu nữ tử vong. Gia đình cho rằng bác sĩ thiếu trách nhiệm nên đưa xác đi “bắt đền”.
Hôm 29/6, gia đình bệnh nhân Dương Thu Hiền (16 tuổi, ở thị trấn Năm Căn, Cà Mau) không chịu đưa thi thể cô về nhà mai táng mà đặt trước cổng bệnh viện, rồi để lên xe kéo đi dọc các tuyến đường suốt ngày. Nhiều người hiếu kỳ đổ đến xem gây mất an ninh trật tự, kẹt xe kéo dài.

Lợi dụng sự việc, một số người xông vào bệnh viện và nhà riêng của các bác sĩ đập phá, lấy đi nhiều tài sản có giá trị.
Người dì của bệnh nhân là bà Nguyễn Thị Phúc cho biết, Hiền nhập viện sáng 28/6 trong tình trạng hôn mê nhưng bác sĩ nói không sao, không cho chuyển lên tuyến tỉnh. Đến rạng sáng 29/6 thiếu nữ tử vong.

Người nhà cho biết, cha mẹ Hiền đi làm thuê xa nên em sống với ngoại, làm công nhân thủy sản ở thị trấn Năm Căn. Tối 27/6, ngoại của Hiền bị bệnh nên em vào bệnh viện thăm rồi về nhà, dù có nhiều thanh niên rủ nhậu. Gần nửa đêm một trong những người rủ nhậu là Lê Quốc Lơ đến nhà chở Hiền đi karaoke.

Khoảng 3h sáng 28/6 người dân trong xóm phát hiện thiếu nữ nằm bất động ngoài đường với nhiều vết thương trên người. Sơ cứu nhưng không tỉnh, Hiền được đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện Năm Căn cấp cứu và qua đời tại đây.

Công an đã xác định, khi chở Hiền trên xe máy, Lơ đã sờ soạng cô gái nên bị phản ứng. Do đó cả hai ngã xe. Lơ không đưa Hiền đi cấp cứu mà bỏ mặc cô nằm ở ngoài đường. Khám nghiệm tử thi, cơ quan chức xác định thiếu nữ tử vong do chấn thương sọ não kín ở phía sau đầu.

Công an đã bắt Lơ để phục vụ điều tra, tạm giữ hơn chục người liên quan vụ đập phá ở bệnh viện và nhà các bác sĩ.

Thiên Phước
Source: http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/06/bat-den-benh-vien-ve-cai-chet-cua-thieu-nu-16-tuoi/

Bác sĩ có lỗi trong cái chết của thiếu nữ 16 tuổi
Thứ bảy, 2/7/2011,
Bác sĩ Bệnh viện Năm Căn đã thiếu quan tâm theo dõi diễn biến sức khỏe bệnh nhân, không chụp X-quang đầu, siêu âm tổng quát… nên không phát hiện em Hiền chấn thương sọ não – nhận định ban đầu của Sở Y tế Cà Mau.
Sáng nay trao đổi với VnExpress.net về cái chết của thiếu nữ Dương Thu Hiền 16 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa huyện Năm Căn (Cà Mau) hôm 29/6 dẫn đến tình trạng người nhà bức xúc gây rối, ông Huỳnh Trung Kiên – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau – cho biết hôm nay tiếp tục họp hội đồng khoa học để có kết luận chính thức nhằm đưa ra hình thức xử lý nghiêm kíp y bác sĩ trực đêm xảy ra vụ việc.

Theo ông Kiên, hội đồng khoa học họp ngày 1/7 xác định theo hồ sơ bệnh án lưu tại bệnh viện thì bác sĩ điều trị chẩn đoán Hiền bị ảnh hưởng thần kinh nhẹ ở dạng tress. Trong khi đó sau khi cô qua đời, kết quả giám định pháp y cho thấy thiếu nữ thiệt mạng do chấn thương sọ não kín.

Kết luận trên cho thấy kíp trực hôm điều trị cho Hiền chẩn đoán cận lâm sàng của bệnh nhân chưa đúng nên không cho tiến hành các bước tiếp theo như siêu âm tổng quát, chụp X-quang đầu… Do đó bệnh viện không phát hiện thiếu nữ bị chấn thương sọ não, gây tử vong đáng tiếc.
Người đứng đầu ngành y tế Cà Mau nói rằng kíp trực gồm bác sĩ Nguyễn Duy Tú với hai điều dưỡng Tô Minh Phước, Hồ Minh Cảnh còn yếu kém về chuyên môn nên có thể chủ quan, thờ ơ trước tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì vậy theo đại tá Lê Thanh Sơn (Trưởng Công an huyện Năm Căn) cơ quan điều tra đang xem xét hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm của các y bác sĩ trong cái chết của bệnh nhân Hiền.

Sau khi thiếu nữ qua đời, người thân bức xúc cho rằng bác sĩ tắc trách nên đặt thi thể cô ở cổng bệnh viện để bắt đền rồi đưa lên xe kéo đi khắp Cà Mau làm tắc nghẽn giao thông. Nhiều người lợi dụng vụ việc đập phá bệnh viện và nhà một số bác sĩ. Hàng chục người đã bị bắt do liên quan đến vụ việc.

Trò chuyện cùng VnExpress.net, luật sư Trịnh Vĩnh Phúc – Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Phúc Đức, TP HCM – cho rằng hành vi của các thầy thuốc trong việc chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân cần được xem xét, vì không phải tự nhiên mà người dân phản ứng một cách cuồng nộ.

“Theo tôi, nguyên nhân xuất phát từ việc tắc trách, thiếu trách nhiệm, lơ là, bất cẩn của kíp trực. Nếu y bác sĩ phát hiện Hiền bị chấn thương sọ não kịp thời hoặc cho chuyển lên tuyến trên thì có thể bệnh nhân không chết”, luật sư Phúc nói.

Theo luật sư Phúc, cần làm rõ thông tin từ một số người nhà bệnh nhân là đã sớm báo động với bác sĩ nhiều lần về tình trạng sức khỏe rất kém của Hiền nhưng bác sĩ tỏ ra thờ ơ.

Đêm 27/6, Dương Thu Hiền bị Lê Quốc Lơ chở vào khu vực vắng người ở sân bay Năm Căn để sàm sỡ, có ý định giao cấu. Cô gái phản ứng dẫn đến ngã xuống xe. Đến 3h sáng ngày 28/6 người dân phát hiện Hiền nằm ngoài đường nên đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Năm Căn cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Bác sĩ khẳng định sức khỏe cô không nguy hiểm, không chỉ định siêu âm tổng quát hay chụp X-quang… Thấy bệnh tình của thiếu nữ diễn biến xấu, người thân yêu cầu chuyển lên tuyến trên nhưng không được bệnh viện đáp ứng. Rạng sáng hôm sau Hiền tử vong.

Thiên Phước
Source: http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/07/bac-si-co-loi-trong-cai-chet-cua-thieu-nu-16-tuoi/

Người tiêu dùng ngại kiện, hàng nhái được dịp tung hoành???

Thứ tư, 29/6/2011, 15:58 GMT+7
Người tiêu dùng ngại kiện, hàng nhái được dịp tung hoành
Hàng giả, nhái, kém chất lượng được hét giá trên trời đang tung hoành thị trường Hà Nội khiến người tiêu dùng khốn khổ. Không chỉ nằm trên hè phố, hàng nhái len lỏi cả vào siêu thị “thách đố” khách hàng.
Tại hội thảo “Hệ thống bán lẻ hiện đại Hà Nội hướng tới bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng” do Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) tổ chức sáng nay, bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh, Giám đốc truyền thông và đối ngoại của L’Oréal Việt Nam nêu ra một thực tế, hàng giả, hàng nhái đang tràn ngập thị trường Hà Nội. Tại các phố lớn như Chùa Bộc, Giảng Võ, Xuân Thủy… hàng mỹ phẩm giả thương hiệu của L’Oréal bày bán công khai. Chủ cửa hàng thản nhiên niêm yết giá sản phẩm nhái như chính hãng.

“Nhìn cảnh mặt hàng mỹ phẩm của mình bị làm giả tràn lan mà thấy xót lòng. Nhưng chúng tôi quả thực không biết làm thế nào để chấm dứt tình trạng trên”, bà Trinh tâm sự.
Bà Trần Thị Sương, đại diện Câu lạc bộ Người tiêu dùng nữ cho rằng, hàng giả hàng nhái kém chất lượng không chỉ tràn ngập chợ mà còn xuất hiện ở các siêu thị. Dưới cái tên mỹ miều “hàng khuyến mãi”, “hàng giảm giá”, thực chất, đây là những hàng quá hạn, kém chất lượng thậm chí hàng nhái bị ế. Thậm chí cả những hàng đông lạnh như đồ hải sản được niêm yết tên công ty địa chỉ, bao bì rõ ràng nhưng khi sờ đến thì đã mục nát, rữa hết thịt.

“Người tiêu dùng đúng là khổ trăm đường. Hết hàng giả hàng nhái lại đến bị lừa về giá cả. Không ít siêu thị bán hàng kém chất lượng nhưng giá cả lại cao chót vót”, bà Sương than.

Hầu hết các hãng có uy tín mang thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy cơ bị làm nhái. Những thương hiệu thời trang nổi tiếng như Gucci, Louis Vuitton, Lancome, Chanel… bị làm nhái bày bán nhan nhản trên thị trường giờ đã là chuyện thường tình. Đến nay, ngay cả các sản phẩm như đồ ăn uống, bánh kẹo, sữa cũng có nguy cơ bị làm nhái đe dọa sức khỏe của con người.

Không chỉ bày bán trực tiếp, những người kinh doanh hàng giả còn “siêu sao” tới mức quay phim chụp ảnh bàn bán công khai trên mạng và giao tận nơi đến tay người nhận. Đa số các diễn giả đều thẳng thắn cho rằng, chưa bao giờ cơn bão hàng giả lại tràn ngập thị trường như hiện nay.

Ông Phạm Bá Dục, nguyên chi cục trưởng chi cục quản lý thị trường Hà Nội, Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Hà Nội cho rằng, hàng giả nhiều đến mức tràn lan gần như không thống kê nổi. Ông Dục đưa ra minh họa, hàng giả ở chợ Đồng Xuân nhiều vô kể chiếm gần như 100% cả chợ. Nhiều người biết chợ Đồng Xuân là lò của hàng giả nhưng vẫn lao vào mua vì một bộ phận người tiêu dùng có tâm lý sính hàng ngoại, thích dùng thương hiệu thật “kêu”. “Ở Trung Quốc, có khu vực chuyên bán hàng giả và người ta nêu công khai giá cả cũng như thông báo rõ cho người tiêu dùng biết đây chỉ là hàng nhái. Ở Việt Nam chưa làm được như vậy, hàng thật giả lẫn lộn lòe người tiêu dùng”, ông Dục nói.

Số đông các diễn giả cho rằng, các đơn vị bảo vệ người tiêu dùng không thiếu. Nếu thắc mắc, kiến nghị về hàng giả hàng nhái, khách hàng có thể thông báo cho Cục Quản lý cạnh tranh, cơ quan quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế, thanh tra bộ khoa học công nghệ, hội bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, do tâm lý ngại phiền phức, người dân chưa có thói quen kiện tụng.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng dẫn chứng, trong khi một số nước châu Âu như Mỹ Pháp, khuyến khích người tiêu dùng đi kiện thì Việt Nam thường chọn giải pháp hòa bình. Ông Hùng minh họa, ở Mỹ có chuyện luật sư đến từng bệnh viện xúi bệnh nhân đi kiện còn ở Việt Nam, số đông chọn biện pháp hòa giải. Ở Pháp, một năm có tới 200.000 đơn kiện của người tiêu dùng về hàng giả, hàng nhái; còn ở Việt Nam chỉ dừng lại ở mức độ khiêm tốn khoảng 1.000 đơn.

Một sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc chỉ vài chục nghìn nhưng sau khi gắn mác thương hiệu nổi tiếng có thể lên tới hàng trăm, thậm chí hàng triệu đồng. Và chất lượng sản phẩm thì người tiêu dùng lãnh đủ. “Chết một điều là khách hàng luôn tự đưa ra một định nghĩa là hàng đắt thì mới chất lượng. Giá cao thì mới là hàng thật và đây là nguyên nhân khiến các đơn vị làm hàng giả hàng nhái đua nhau hét giá”, ông Hùng nói.

Ông Nguyễn Phương Nam, Cục phó cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) thừa nhận thực tế hàng giả hàng nhái tràn ngập thị trường có phần trách nhiệm của Cục. Sắp tới, Cục sẽ đi kiểm tra một loạt thiết bị vệ sinh bày bán trên thị trường để phát hiện trường hợp hàng giả, hàng nhái. Đồng thời, Cục đang phối hợp với cơ quan chức năng nghiên cứu việc phát hành tem cho các sản phẩm đảm bảo chất lượng nhằm loại bớt hàng giả, hàng nhái gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Hoàng Lan
source: http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/06/nguoi-tieu-dung-ngai-kien-hang-nhai-duoc-dip-tung-hoanh/